NGHỀ COACHING VÀ NHỮNG KHÍA CẠNH LUẬT PHÁP CẦN QUAN TÂM
Trong thời đại hiện đại, để nâng cao bản thân và đạt được mục tiêu cá nhân, hai khái niệm “life coach” và “business coach” không còn xa lạ với chúng ta nữa. Nghề Coaching, hay còn được biết đến là tư vấn huấn luyện, đang ngày càng củng cố vị thế của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia (coach) ngày nay cần chú ý đến các khía cạnh pháp lý để đảm bảo rằng họ đang hoạt động theo đúng quy định và chuẩn mực đạo đức. Dưới đây là một số điểm quan trọng liên quan đến pháp luật trong lĩnh vực Coaching mà các bạn Coach cần lưu ý.
1. Định rõ phạm vi và giới hạn của bạn
Một trong những điều quan trọng khi làm việc trong lĩnh vực Coaching là phải hiểu rõ phạm vi và giới hạn của bản thân. Nghề Coaching không nên thay thế cho tư vấn tâm lý hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần chuyên sâu. Coaching, khai vấn những mong muốn phát triển và đánh thức tiềm năng ở tương lai, còn liệu pháp tâm lý là khi người được coach (coachee) có nhu cầu đối diện, hiểu về quá khứ và ổn định tâm lý ở hiện tại. Hai nội dung này hoàn toàn khác nhau và có quy định về điều kiện hành nghề khác nhau. Luật pháp yêu cầu rõ ràng về việc không đưa ra những lời khuyên về sức khỏe tâm thần mà không có đủ chuyên môn.
2. Bảo vệ thông tin cá nhân của người học
Một khía cạnh quan trọng của nghề Coaching là giữ cho thông tin cá nhân của người được coach được bảo vệ chặt chẽ. Các chuyên gia Coaching cần tuân thủ các quy tắc về quyền riêng tư và không được chia sẻ thông tin cá nhân mà không có sự đồng thuận rõ ràng từ người học. Đặc biệt, hiện nay Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 01/07/2023 đã quy định rất chặt chẽ về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Do đó, Coach cần phải tìm hiểu và nắm vững các quy định về việc bảo mật và xử lý dữ liệu cá nhân này.
3. Tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo và quảng bá dịch vụ
Khi quảng cáo và quảng bá dịch vụ Coaching, cần chú ý đến những quy định về quảng cáo của ngành và tránh những tuyên bố không chính xác hoặc lừa dối. Đồng thời, cũng cần tuân thủ các quy định về quảng cáo cá nhân và chăm sóc sức khỏe để tránh việc nhầm lẫn giữa coaching và liệu pháp tâm lý.
4. Đào tạo và chứng chỉ
Luật pháp yêu cầu rằng những người làm nghề tư vấn phải có đủ chuyên môn và đào tạo. Việc có chứng chỉ từ các tổ chức đáng tin cậy không chỉ giúp xây dựng uy tín mà còn giúp đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và đạo đức. Tuy nhiên, tùy vào nội dung coaching của bạn, sẽ tương ứng với những điều kiện cần đáp ứng khác nhau. Do đó, coach cần phải lưu ý tìm hiểu thật kỹ các quy định điều chỉnh ngành nghề hoạt động.
Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, khai vấn cho coachee, những chuyên gia coaching còn đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đối với các khía cạnh luật pháp. Bằng cách này, người làm nghề Coaching có thể đảm bảo rằng họ không chỉ cung cấp dịch vụ chất lượng mà còn tuân thủ các quy định và chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực này.
Trong trường hợp bạn cần chuyên gia tư vấn về nội dung tuân thủ quy định pháp luật về ngành nghề đang hoạt động, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của OnlineTaxCoach để hỗ trợ trực tiếp nhé.