Coach có cần phải đăng ký kinh doanh không?

COACH CÓ CẦN PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Bạn có thu nhập từ hoạt động coaching.

Bạn đang không biết mình có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Nếu bạn đang có thu nhập từ việc làm huấn luyện (coaching) và đang băn khoăn về việc có cần phải đăng ký kinh doanh hay không, thì bạn đã đến đúng địa chỉ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó và cung cấp thông tin hữu ích để bạn có thể quyết định một cách tự tin về hành động tiếp theo.

Để trả lời được câu hỏi trên, cần xác định bạn có thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh hay không?

1. Khi nào thì phải đăng ký kinh doanh?

Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định một số trường hợp không phải đăng ký kinh doanh, bao gồm:

  • Bán hàng rong;
  • Bán buôn, bán quà vặt;
  • Buôn chuyến;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Kinh doanh lưu động;
  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Trừ các ngành nghề và đối tượng liệt kê ở trên, thì cá nhân có hoạt động thương mại thường xuyên và liên tục đều bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Vì vậy, cá nhân thực hiện coaching cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, cụ thể là đăng ký thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh.

Nếu bạn quan tâm đến quy định về thuế của hai loại hình này, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết này: bài viết Những chuyên gia coaching phải đóng thuế bao nhiêu?

2. Rủi ro gặp phải nếu không đăng ký kinh doanh

a) Rủi ro từ việc hoạt động coaching nhưng không đăng ký kinh doanh:
  • Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Biện pháp xử phạt bổ sung là buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Biện pháp xử phạt bổ sung là buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
b) Rủi ro về việc không kê khai và nộp thuế khi hoạt động coaching:

Hiện nay, nhiều cá nhân dùng nhiều cách thức để né thuế, tuy nhiên có nhiều công cụ để cơ quan quản lý thuế có thể nhận biết. Một khi bị phát hiện, sẽ gặp những hệ lụy cực kỳ lớn.

Ngoài việc bị truy thuê thuế, xử phạt tiền chậm nộp thì hiện nay Bộ Luật hình sự đã có quy định về tội trốn thuế. Cụ thể: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.

Hoạt động coaching bản chất là công việc mang lại rất nhiều giá trị. Tuy nhiên, đừng chỉ tập trung vào việc làm ra sản phẩm mà quên mất cần phải đảm bảo tính tuân thủ ngay từ đầu. Một khi không đảm bảo tính tuân thủ thì dù sản phẩm có giá trị như thế nào bạn cũng không thế kinh doanh nó. Ngược lại nó càng mang cho bạn những hệ lụy rất lớn như ảnh hưởng uy tín, bị phạt tiền thuế gấp 3 lần và rủi ro cao nhất là liên quan đến tội hình sự.

Chương trình OnlineTaxCoach – Tư vấn tối ưu thuế phải nộp cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Giải quyết các vấn đề thuế và pháp lý trong kinh doanh. Chương trình cung cấp chiến lược tối ưu hóa chi phí thuế và giảm rủi ro bị phạt, truy thu thuế hoặc nguy cơ thành tội phạm trốn thuế, giúp bạn tập trung phát triển kinh doanh một cách an tâm, bền vững.