CÓ NÊN KÊ KHAI THU NHẬP Ở NƯỚC NGOÀI VÀO TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM KHÔNG?

Thế giới ngày nay đang trở nên phẳng hơn đối với mọi người, đặc biệt là nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin. Bạn có thể ngồi tại Việt Nam, nhưng vẫn có thể làm việc cho các công ty quốc tế hoặc tham gia vào thương mại điện tử để mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế. Nhìn chung, việc này đã trở thành một điều hết sức bình thường.

Tuy nhiên, dạo gần đây OTC gặp rất nhiều trường hợp bạn được chi trả thu nhập/doanh thu từ nước ngoài vào tài khoản ở Việt Nam. Vậy, có cần kê khai thu nhập này với cơ quan Nhà nước của Việt Nam hay không?

Bước đầu tiên bạn cần làm là xác định thu nhập của bạn có thuộc đối tượng phải kê khai và đóng thuế ở Việt Nam không?

Bạn có thể tham khảo bài viết này để xác định: Dẫn link bài 1. KINH DOANH Ở NƯỚC NGOÀI THÌ CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ Ở VIỆT NAM KHÔNG

Bạn nên lưu ý, cơ chế quản lý dòng tiền đi từ nước ngoài vào Việt Nam đang được quản lý rất chặt chẽ. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định Ngân hàng thương mại cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:

2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:

a) Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

b) Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo điểm a khoản này được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình thức điện tử.

c) Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.”

Do đó, bất kỳ giao dịch nào cũng có thể được theo dõi thông qua tài khoản ngân hàng, và cơ quan Nhà nước, đặc biệt là cơ quan quản lý thuế, có thể kiểm soát. Các tổ chức, cá nhân cư trú trong nước cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trên các nền tảng số (sản xuất nội dung số, ứng dụng số) có phát sinh thu nhập từ Google, Apple, YouTube, Facebook, Netflix …, Cục Thuế sẽ có văn gửi phối hợp các ngân hàng thương mại trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu đối với các khoản thu nhập phát sinh từ nước ngoài của các tổ chức, cá nhân…Việc bạn không bị gọi làm rõ về thu nhập trong và ngoài nước trong tài khoản ngân hàng không có nghĩa là bạn sẽ không bị truy thuế.

Thứ hai, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên thì tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền phải thực hiện báo cáo với Ngân hàng Nhà nước. Do đó, đối với các giá trị giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên sẽ nằm trong diện theo dõi của cơ quan Nhà nước.

Như vậy, trường hợp bạn thuộc đối tượng phải kê khai và đóng thuế ở Việt Nam, bạn cần lưu ý kê khai đúng thời hạn và kê khai chính xác số tiền được chuyển khoản vào số tài khoản của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi rủi ro về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.

Trong trường hợp bạn cần chuyên gia tư vấn về nội dung tuân thủ quy định pháp luật về chính sách thuế đối với thu nhập từ nước ngoài vào tài khoản ở Việt Nam, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của OnlineTaxCoach để hỗ trợ trực tiếp nhé.